Ung thư (K) tuyến giáp là bệnh ung thư phổ biến nhất của các tuyến nội tiết, chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Có tỷ lệ mắc 0,5-1/100.000 dân, ở Mỹ tỷ lệ mắc 1,4/100.000; ở Đức 2,7/100.000 dân; ở Anh riêng nữ giới chiếm 2,3/100.000 dân. Năm 2003, ở Mỹ có 22.000 người mắc chiếm 1,61%, thông thường ung thư tuyến giáp ở nữ mắc cao hơn nam 2-3 lần.
Hình thể ngoài của tuyến giáp (X).
Nguyên nhân:
Ngày nay những tiến bộ về sinh học phân tử gần đây đã làm sáng tỏ nhiều cơ chế nguyên nhân của bệnh. Người ta cho rằng có sự sắp xếp lại các tyrosine kinase domains của gen RET và TRK. Sự sắp xếp lại trật tự RET gặp trong 5-33% ung thư thể nhú và không có liên quan tới chiếu xạ và 60-80% ở những người có tiền sử chiếu xạ vùng đầu cổ giai đoạn niên thiếu.
Ngoài ra còn một số phối hợp xảy ra khác nhưng tỷ lệ ít hơn như: rối loạn sản sinh nội tiết tố.
Hội chứng Pendred (bướu cổ và điếc thần kinh)-Chiếu xạ liều thấp tuyến giáp ở tuổi thiếu niên có thể gây tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú.
Phân loại ung thư tuyến giáp
Ung thư thể nhú (Papillary thyroid cancer - PTC): Là thể bệnh thường gặp nhất chiếm 70% - 90% các loại ung thư tuyến giáp biệt hóa. Phần lớn bệnh xuất hiện ở trước tuổi 40, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam.
Ung thư thể nang (Follicular thyroid cancer FTC): Ung thư thể nang thường gặp ở bệnh nhân sống ở vùng thường xuyên thiếu hụt Iod. Chẩn đoán khó khăn vì u nang lành và u nang ác tính thường giống nhau về hình thái. Thường là dựa vào hình ảnh xâm lấn vào u mô thần kinh và các mô lân cận. Tuổi thường gặp lớn hơn 40 tuổi và có xu hướng di căn theo đường máu đến xương, phổi và thần kinh. Tiên lượng nặng hơn K thể nhú.
Ung thư tế bào Hurthle: Thường giống như ung thư thể nang - u tế bào Hurthle có 2 loại: u lành và u ác. Xét nghiệm giải phẫu bệnh cho thấy u tế bào Hurthle có kích thước to hơn tế bào nang. K tế bào Hurthle thường gặp ở người lớn tuổi trên 50 tuổi, ít di căn hạch thường, di căn xương và phổi.
K giáp không biệt hóa: K giáp thể tủy (Medullary thyroid cancer - UTC) thường chiếm 5-10% trong ung thư tuyến giáp. Biểu hiện khối u ở cổ hoặc ở tuyến giáp thường phối hợp với các bệnh lý bạch huyết. Bệnh thường liên quan tới gia đình, những người bị tân sinh đa nội tiết. Xét nghiệm thường cho kết quả calcitonin tăng cao. Lâm sàng bệnh nhân thường xuất hiện đau đầu, đi lỏng, bệnh tiến triển chậm, tiên lượng nặng. Nên xét nghiệm Calcitonin những thành viên trong gia đình nếu có điều kiện, kiểm tra đột biến RET bằng kiểm định DNA là tốt nhất.
Điều trị tốt nhất là cắt bỏ triệt để nếu có di căn kết hợp hoá trị liệu. Điều trị hỗ trợ DCPX 131I không có hiệu quả.
Ung thư thể tủy thường gặp nhiều ổ (multifocal) xâm lấn bên trong tuyến giáp.
Ung thư bất định sản: Về mô học, ung thư gồm 2 loại tế bào nhỏ và tế bào khổng lồ. Loại tế bào khổng lồ là loại ung thư ác tính nhất, 50% bệnh nhân có thể tử vong trong thời gian 6-12 tháng ung thư xâm nhập rất mạnh và di căn sớm thường gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi.
Biểu hiện lâm sàng:
Ung thư tuyến giáp thường tiến triển âm thầm, nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú. Đối với những người xuất hiện u tuyến giáp thể nhân (đơn nhân hoặc đa nhân). Biểu hiện tuyến giáp to, xuất hiện một nhân hoặc nhiều nhân cứng, bờ gồ ghề di động theo nhịp nuốt, nếu khối u to có thể chèn ép gây khàn tiếng, khó thở, khó nuốt. Những trường hợp xuất hiện như vậy, người bệnh đến cơ sở chuyên khoa khám và xét nghiệm tế bào để chẩn đoán xác định.
- Hạch: thường xuất hiện hạch cùng bên, vùng cảnh thấp, thượng đòn hoặc hạch góc hàm, cổ đối bên. Tuy nhiên nếu xuất hiện các biểu hiện như vậy trên lâm sàng là đã ở giai đoạn muộn của bệnh. Vì thế người bệnh và thầy thuốc cần lưu ý một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân xuất hiện u tuyến giáp như sau:
- Bướu giáp to xuất hiện nhân cứng chắc.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Xquang
- Xạ hình. Ung thư tuyến giáp ít bắt Iod phóng xạ nên có giá trị chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn di căn hạch.
- Siêu âm: giúp xác định u nang hoặc nhân đặc.
Chẩn đoán sinh hóa:
Định lượng Calcitonia (do tế bào C hoặc tế bào cận giáp tiết ra) thường xuất hiện tăng cao trong trường hợp ung thư thể tủy.
Định lượng FT3, FT4, TSH, Tg, AntiTg để chẩn đoán phân biệt Basedow và đánh giá tiên lượng di căn.
Các phương pháp điều trị:
Đối với điều trị K giáp căn cứ vào từng loại bệnh, thể bệnh và giai đoạn bệnh để có biện pháp điều trị cụ thể.
- Phẫu thuật được chỉ định có tính quyết định trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau được áp dụng, tùy theo kích thước, vị trí tình trạng di căn của khối u. Có thể chỉ định cắt thùy tuyến giáp, cắt toàn bộ tuyến giáp, vét hạch di căn, ...
- Điều trị hormon chỉ định đối với ung thư tuyến giáp thể biệt hoá.
- Điều trị tia xạ: Áp dụng 131I sau khi phẫu thuật (RAI- Radioactive iodine) hoặc điều trị tia xạ ngoài, khi độ tập trung Iod tuyến giáp thấp. Doxuribixin (adriamgxin), Cisplatin Etoposide.
Nếu điều trị kịp thời, bệnh nhân K giáp thể nhú thường sống sau 5 năm chiếm 80-90%; Thể nang sống sau 5 năm chiếm 50-70%; Thể tủy sống sau 5 năm chiếm 40%; Thể không biệt hóa sống sau 5 năm là dưới 50%;
Theo dõi:
Thường xuyên 3-6 tháng người bệnh bị ung thư tuyến giáp, nên khám bệnh, theo dõi tại cơ sở chuyên khoa (chỉ định Xquang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp), để có biện pháp theo dõi điều trị kịp thời. Hy vọng rằng người bệnh bị ung thư tuyến giáp sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài cuộc sống. Hiện tại số bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp tại Viện Y học phóng xạ & U bướu quân đội kéo dài từ 5-10 năm số lượng đã lên tới vài chục bệnh nhân và họ thường xuyên được chăm sóc theo dõi định kỳ, sức khỏe rất ổn định.
(giaoducsuckhoe)
Hình thể ngoài của tuyến giáp (X).
Nguyên nhân:
Ngày nay những tiến bộ về sinh học phân tử gần đây đã làm sáng tỏ nhiều cơ chế nguyên nhân của bệnh. Người ta cho rằng có sự sắp xếp lại các tyrosine kinase domains của gen RET và TRK. Sự sắp xếp lại trật tự RET gặp trong 5-33% ung thư thể nhú và không có liên quan tới chiếu xạ và 60-80% ở những người có tiền sử chiếu xạ vùng đầu cổ giai đoạn niên thiếu.
Ngoài ra còn một số phối hợp xảy ra khác nhưng tỷ lệ ít hơn như: rối loạn sản sinh nội tiết tố.
Hội chứng Pendred (bướu cổ và điếc thần kinh)-Chiếu xạ liều thấp tuyến giáp ở tuổi thiếu niên có thể gây tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú.
Phân loại ung thư tuyến giáp
Ung thư thể nhú (Papillary thyroid cancer - PTC): Là thể bệnh thường gặp nhất chiếm 70% - 90% các loại ung thư tuyến giáp biệt hóa. Phần lớn bệnh xuất hiện ở trước tuổi 40, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam.
Ung thư thể nang (Follicular thyroid cancer FTC): Ung thư thể nang thường gặp ở bệnh nhân sống ở vùng thường xuyên thiếu hụt Iod. Chẩn đoán khó khăn vì u nang lành và u nang ác tính thường giống nhau về hình thái. Thường là dựa vào hình ảnh xâm lấn vào u mô thần kinh và các mô lân cận. Tuổi thường gặp lớn hơn 40 tuổi và có xu hướng di căn theo đường máu đến xương, phổi và thần kinh. Tiên lượng nặng hơn K thể nhú.
Ung thư tế bào Hurthle: Thường giống như ung thư thể nang - u tế bào Hurthle có 2 loại: u lành và u ác. Xét nghiệm giải phẫu bệnh cho thấy u tế bào Hurthle có kích thước to hơn tế bào nang. K tế bào Hurthle thường gặp ở người lớn tuổi trên 50 tuổi, ít di căn hạch thường, di căn xương và phổi.
K giáp không biệt hóa: K giáp thể tủy (Medullary thyroid cancer - UTC) thường chiếm 5-10% trong ung thư tuyến giáp. Biểu hiện khối u ở cổ hoặc ở tuyến giáp thường phối hợp với các bệnh lý bạch huyết. Bệnh thường liên quan tới gia đình, những người bị tân sinh đa nội tiết. Xét nghiệm thường cho kết quả calcitonin tăng cao. Lâm sàng bệnh nhân thường xuất hiện đau đầu, đi lỏng, bệnh tiến triển chậm, tiên lượng nặng. Nên xét nghiệm Calcitonin những thành viên trong gia đình nếu có điều kiện, kiểm tra đột biến RET bằng kiểm định DNA là tốt nhất.
Điều trị tốt nhất là cắt bỏ triệt để nếu có di căn kết hợp hoá trị liệu. Điều trị hỗ trợ DCPX 131I không có hiệu quả.
Ung thư thể tủy thường gặp nhiều ổ (multifocal) xâm lấn bên trong tuyến giáp.
Ung thư bất định sản: Về mô học, ung thư gồm 2 loại tế bào nhỏ và tế bào khổng lồ. Loại tế bào khổng lồ là loại ung thư ác tính nhất, 50% bệnh nhân có thể tử vong trong thời gian 6-12 tháng ung thư xâm nhập rất mạnh và di căn sớm thường gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi.
Biểu hiện lâm sàng:
Ung thư tuyến giáp thường tiến triển âm thầm, nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú. Đối với những người xuất hiện u tuyến giáp thể nhân (đơn nhân hoặc đa nhân). Biểu hiện tuyến giáp to, xuất hiện một nhân hoặc nhiều nhân cứng, bờ gồ ghề di động theo nhịp nuốt, nếu khối u to có thể chèn ép gây khàn tiếng, khó thở, khó nuốt. Những trường hợp xuất hiện như vậy, người bệnh đến cơ sở chuyên khoa khám và xét nghiệm tế bào để chẩn đoán xác định.
- Hạch: thường xuất hiện hạch cùng bên, vùng cảnh thấp, thượng đòn hoặc hạch góc hàm, cổ đối bên. Tuy nhiên nếu xuất hiện các biểu hiện như vậy trên lâm sàng là đã ở giai đoạn muộn của bệnh. Vì thế người bệnh và thầy thuốc cần lưu ý một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân xuất hiện u tuyến giáp như sau:
- Bướu giáp to xuất hiện nhân cứng chắc.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Xquang
- Xạ hình. Ung thư tuyến giáp ít bắt Iod phóng xạ nên có giá trị chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn di căn hạch.
- Siêu âm: giúp xác định u nang hoặc nhân đặc.
Chẩn đoán sinh hóa:
Định lượng Calcitonia (do tế bào C hoặc tế bào cận giáp tiết ra) thường xuất hiện tăng cao trong trường hợp ung thư thể tủy.
Định lượng FT3, FT4, TSH, Tg, AntiTg để chẩn đoán phân biệt Basedow và đánh giá tiên lượng di căn.
Các phương pháp điều trị:
Đối với điều trị K giáp căn cứ vào từng loại bệnh, thể bệnh và giai đoạn bệnh để có biện pháp điều trị cụ thể.
- Phẫu thuật được chỉ định có tính quyết định trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau được áp dụng, tùy theo kích thước, vị trí tình trạng di căn của khối u. Có thể chỉ định cắt thùy tuyến giáp, cắt toàn bộ tuyến giáp, vét hạch di căn, ...
- Điều trị hormon chỉ định đối với ung thư tuyến giáp thể biệt hoá.
- Điều trị tia xạ: Áp dụng 131I sau khi phẫu thuật (RAI- Radioactive iodine) hoặc điều trị tia xạ ngoài, khi độ tập trung Iod tuyến giáp thấp. Doxuribixin (adriamgxin), Cisplatin Etoposide.
Nếu điều trị kịp thời, bệnh nhân K giáp thể nhú thường sống sau 5 năm chiếm 80-90%; Thể nang sống sau 5 năm chiếm 50-70%; Thể tủy sống sau 5 năm chiếm 40%; Thể không biệt hóa sống sau 5 năm là dưới 50%;
Theo dõi:
Thường xuyên 3-6 tháng người bệnh bị ung thư tuyến giáp, nên khám bệnh, theo dõi tại cơ sở chuyên khoa (chỉ định Xquang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp), để có biện pháp theo dõi điều trị kịp thời. Hy vọng rằng người bệnh bị ung thư tuyến giáp sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài cuộc sống. Hiện tại số bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp tại Viện Y học phóng xạ & U bướu quân đội kéo dài từ 5-10 năm số lượng đã lên tới vài chục bệnh nhân và họ thường xuyên được chăm sóc theo dõi định kỳ, sức khỏe rất ổn định.
(giaoducsuckhoe)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét