Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

UNG THƯ GAN.

Phát hiện ung thư gan chỉ nhờ dấu hiệu rung gan tưng tức

Bệnh nhân Võ Thị Kim T. 61 tuổi, ở tại trung tâm thành phố Huế, đã đi khám bệnh nhiều lần tại nhiều bệnh viên lớn của TP Huế, chỉ được chẩn đoán men gan cao cho về nhà theo dõi 3-6 tháng. Bệnh nhân không bằng lòng với chẩn đoán và cách theo dõi trên, nên sáng ngày 14/11/2012, BN đã đến tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Huế để khám bệnh. Dấu hiệu lâm sàng được ghi nhận: Thể trạng trung bình, không vàng da, sụt một cân, ăn uống hơi kém, người mỏi mệt. Bụng mền, gan lách không lớn, rung gan hơi tưng tức, ngoài ra không tìm thấy dấu hiệu gì đặc biệt. Các thăm dò cận lâm sàng: Men gan cao, bilirubine trực tiếp tăng, mỡ trong máu tăng, đặt biệt AFP tăng cao 330,3ng/ml, siêu âm bụng kết quả ghi nhận theo dõi ung thư gan phải. Chúng tôi cho chụp MSCT 64 bụng có bơm thuốc cản quang kết quả là TD: HCC gan phải.
H1: Hình ảnh gan không tiêm thuốc
 
H2: Hình ảnh gan sau tiêm thuốc cản quang
MSCT 64 ổ bụng: Ung thư gan phải 
Bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên để điều trị tiếp. Chúng tôi đang chờ phản hồi kết quả điều trị.
Bài học kinh nghiệm: Đừng bao giờ bỏ lơ đi một triệu chứng gì dù nhỏ mà BN cung cấp cho chúng ta. Trong BN này chỉ có một triệu chứng rung gan hơi tưng tức, đã gợi ý cho ta hướng về thương tổn tại gan, kèm sụt cân, mệt mỏi, ăn uống kém là hậu quả của ung thư gan đang lớn dần trong cơ thể.
BS.CKII Trần Đức Thái
CEO Hoàn Mỹ Huế 

Điều trị viêm gan C mạn tính tại vùng Châu Á – Thái Bình Dương

Đáp ứng điều trị, thiếu máu và tăng ALT trong quá trình điều trị
(Tóm tắt báo cáo của BS. R.Guan, Trung tâm Y khoa Mt.Elizabeth, Singapore tại Hội thảo quốc tế về Gan mật, Thái Lan, ngày 20/02/2011)
Trên thế giới,hiện có hơn 170 triệu người bị viêm gan C mạn tính, và mỗi năm có thêm khoảng 4 triệu người bị nhiễm.Viêm gan C là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu của xơ gan và ung thư gan, chỉ sau viêm gan B mạn tính ở các nước châu Á, ngoại trừ Nhật bản. Sau 20 năm bị nhiễm HCV,15% nam giới và 5% nữ giới bị xơ gan. Trong số những người bị xơ gan, có đến 4% bị ung thư gan. Hiện nay, viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu của ghép gan.
Trong vùng châu Á-Thái bình dương, tỷ lệ người có kháng thể HCV (Anti-HCV) chiếm từ 0.3% (New Zealand) đến 5.6% (Thái lan). Những nước có tỷ lệ cao (lên đến 58%) là Nhật bản, Trung đông, Việt nam và Đài loan. Cũng như ở phương Tây, peg-interferon+Ribavirin là trị liệu chuẩn cho bệnh nhân vùng châu Á –Thái bình dương. Rất có thể người châu Á có tỷ lệ đáp ứng lâu dài về virut (SVR) cao hơn người Caucase khi sử dụng trị liệu này: 70% với người nhiễm HCV genotyp 1(HCV-1), 90% với người nhiễm HCV genotyp 2(HCV-2) và HCV genotyp 3(HCV-3), 65% với người nhiễm HCV genotyp 4(HCV-4) và khoảng 80% với người nhiễm HCV genotyp 6 (HCV-6). Gần đây đã phát hiện 1 đa hình về gen gần gen IL28B, ghi mã interferon-g-3(INF-g-3) trên nhiễm sắc thể 19, rs12979860 có liên quan đến đáp ứng với trị liệu.
Những người có genotyp CC có SVR cao hơn nhiều khi điều trị với IFN so với những người có genotyp TT. Hay gặp genotyp CC ở người Đông Á hơn những vùng khác trên thế giới. Những người có số lượng virut thấp (<400000 IU/ml) và có đáp ứng nhanh về virut (RVR=không phát hiện HCV-RNA từ tuần thứ 4) có thể được điều trị ngắn ngày hơn. Bệnh nhân Á châu bị thiếu máu do trị liệu nhiều hơn bệnh nhân người Caucase vì đã bị thiếu máu do dinh dưỡng và thalassemia từ trước khi điều trị. Giảm liều Ribavirin đến liều lượng cao nhất có thể chịu đựng được và tiêm Erythropoietine nếu cần, có thể giúp duy trì SVR ở những bệnh nhân này. Chưa đến 5% bệnh nhân có ALT tăng cao trong quá trình điều trị, có lẽ do nhạy cảm với Ribavirin.
BS Nguyễn Đình Ái
 

Không có nhận xét nào:

Blogger Gadgets
Copyright 2010 UNG THƯ.

TRANG CHỦ. | ĐỌC BÁO | L.B.V MÁY TÍNH. | NGHE NHẠC. | XEM PHIM. |